Nhiệt liệt Chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam!

ATGT cho trẻ em: Trách nhiệm của người lớn


    Mỗi năm ở nước ta có hàng chục ngàn người chết vì TNGT, trong đó có khoảng 4 ngàn nạn nhân là trẻ em, mà nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong là chấn thương sọ não. Để giảm thiểu TNGT, trong những năm qua cả hệ thống chính trị đã cùng vào cuộc với nhiều chủ trương, chính sách và các giải pháp.
    Còn nhiều phụ huynh thiếu ý thức bảo vệ con em mình
    Còn nhiều phụ huynh thiếu ý thức bảo vệ con em mình

    Bảo vệ an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông cũng được quan tâm và đưa vào trong hệ thống văn bản pháp luật, tuy nhiên do ý thức của người lớn chưa cao nên vấn đề bảo vệ trẻ em, trong đó có việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy chưa thực sự được quan tâm. Bác sỹ Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, TNGT là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tử vong sau đuối nước ở lứa tuổi từ 0 - 19 tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích trẻ em và đa số các vụ TNGT xảy ra liên quan đến môtô, xe gắn máy.
    Sự thờ ơ, bất cẩn, không chấp hành Luật Giao thông của người lớn, người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, phương tiện không an toàn và hình phạt chưa nghiêm dẫn đến nhiều trẻ em trở thành nạn nhân TNGT.
    Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội thì có gần 62% học sinh (từ 6 đến 17 tuổi) đi học bằng xe máy, trong đó nhóm học sinh tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 89,8% được đưa đón bằng xe máy, khối THCS và PTTH đi học bằng xe máy là 34,2%.
    Theo Nghị định 34/2010, tất cả các em học sinh này đều phải đội MBH nhưng trên thực tế, số học sinh đội MBH không cao như vậy và đi kèm với đó là TNGT liên quan đến các em, đặc biệt là bị chấn thương sọ não, nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong ở cả người lớn và trẻ em chiếm 70%. Cũng qua khảo sát tỉ lệ đội MBH cho trẻ em ở 3 thành phố lớn là Hà Nội 16,2%, TP. Hồ Chí Minh 44,8% và Đà Nẵng là 47,5%.
    Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên vào trong các tiết học chính khóa nhằm bảo vệ an toàn cho các em, đồng thời xây dựng một thế hệ công dân tương lai có ý thức chấp hành pháp luật, có văn hóa ứng xử và kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
    Thời gian qua, Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức quốc tế cùng với các nhà hảo tâm đã phát hàng ngàn MBH cho học sinh, nhằm nâng cao ý thức cho các em trong việc tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông. Đáng tiếc là nhiều người lớn vẫn có tâm lý đội MBH để đối phó với lực lượng chức năng, dẫn đến hậu quả đáng tiếc cho bản thân và trẻ nhỏ.
    Thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật lệ, điều tra và xử lý TNGT, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, Bộ Công an cho biết, trong năm 2011, lực lượng CSGT trên toàn quốc đã phạt gần 6 triệu trường hợp vi phạm TTATGT, trong đó có gần 500 ngàn trường hợp không đội MBH.
    Trên thực tế hiện nay ở nhiều địa phương việc thực hiện quy định bắt buộc đội MBH nói chung, đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy nói riêng có phần lơi lỏng Nhất là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và ở khu vực ngoại thành các đô thị, vào ban đêm.
    Nếu không tăng cường công tác tuyên truyền và cưỡng chế thi hành thì các quy định của pháp luật về đội MBH sẽ không đạt được kết quả như mong muốn và không bền vững. Do đó để phòng tránh TNGT nói chung, trong đó có trẻ em thì các bậc phụ huynh phải gương mẫu thực hiện.
    Bên cạnh đó vai trò của nhà trường, tổ chức đoàn thể tạo môi trường tốt cho trẻ học tập và phát triển nhằm nâng cao ý thức phấp hành pháp luật về ATGT. Song song đó, cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ chất lượng MBH cũng như tăng cường giám sát việc chấp hành việc đội MBH. Có sự phố hợp 3 bên này, chắc chắn TNGT sẽ giảm và tỉ lệ trẻ em bị TNGT cũng sẽ kéo giảm theo.


Tag:

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

quangcao