Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã xảy ra nhiều vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em. Ðây thật sự là tình trạng đáng báo động, bởi hầu hết trẻ
bị đuối nước là do sự bất cẩn của cha mẹ và người chăm sóc.

Ngoài
ra, còn do môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng chưa có biện pháp can
thiệp, trẻ không được dạy kỹ năng phòng tránh, kiến thức sơ cứu còn hạn chế,...
1.
Nguyên nhân của những vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em
a. Đuối
nước do sự bất cẩn của người lớn
Nhiều
trường hợp trẻ bị đuối nước là do sự lơ là, chủ quan của bố mẹ chưa giám sát
trẻ chặt chẽ hay thiếu người trông nom, chăm sóc bé để trẻ tự do vui chơi gần
những nơi có mối hiểm họa tiềm tàng tai nạn này.
Trẻ em
dưới 5 tuổi có thể gặp tai nạn này ngay trong xô, chậu, chum, vại, bể chứa
nước, ao hay giếng khơi trong gia đình. Trẻ lớn hơn có thể gặp tai nạn này ở
ao, hồ, sông, suối,... Trong dịp nghỉ hè, trẻ em khu vực nông thôn thường phụ
giúp gia đình như ra đồng, sông suối mò cua, bắt ốc, chăn trâu bò... cũng dễ có
nguy cơ bị đuối nước.
b. Đuối
nước do môi trường sống quanh trẻ không an toàn
Ao
quanh nhà không có rào chắn, hố nước sâu sau khi đào lấy đất và các hố ở các
công trình xây dựng không có rào chắn, nắp đậy... Nhiều vùng ao, hồ, sông, suối
nguy hiểm chưa có rào chắn, chưa có biển cảnh báo, biển cấm, chưa có bảo vệ. Có
những nơi như vậy xa khu dân cư, ít người dân qua lại, khi trẻ bị nguy hiểm thì
không có sự trợ giúp kịp thời.
Trẻ em
đi học bằng thuyền bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn đưa đi
kèm, không cố đi trên thuyền đã quá tải. Khi lũ lụt xảy ra, đồng bào vùng
đó cần sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, trẻ em và người già
cần có người trông coi, quản lý.
c. Đuối
nước do trẻ không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng
Tai nạn
đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo
an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
Có
trường hợp, trẻ không biết bơi và không có kỹ năng cứu đuối lại nhảy xuống nước
cứu bạn, dẫn đến hậu quả không những không cứu được bạn mà mình cũng bị đuối
theo. Ngay cả khi trẻ biết bơi mà không có kỹ năng cứu đuối thì cũng bị đuối
theo. Nếu muốn cứu người bị đuối nước thì bơi giỏi chưa đủ, mà quan trọng là
phải có kỹ năng cứu đuối đảm bảo an toàn cho bản thân và người được cứu.
Theo
thống kê, từ đầu năm đến nay, trong cả nước đã có hơn 200 trẻ em bị chết đuối.
Cứ thỉnh thoảng, nhiều người lại được nghe và chứng kiến hình ảnh thương tâm
của trẻ em bị chết đuối, thậm chí, có gia đình cùng lúc mất hai, ba người con.
Ðuối nước đang gia tăng trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như môi trường
không an toàn, người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ, kiến thức phòng
tránh, sơ cứu của người dân còn hạn chế, nhiều trẻ không biết bơi,... Thông
thường, gia đình là nơi trẻ em được bảo vệ tốt nhất, nhưng một thực tế là hiện
nay nhiều gia đình chưa quan tâm, quản lý và giám sát trẻ đúng mức. Ðây cũng
chính là yếu tố khiến con số tai nạn do đuối nước ngày càng tăng.
2.
Phòng chống đuối nước bằng cách nào?
Hậu
Lộc là huyện ven Biển, có nhiều ao hồ, sông nước chằng chịt. Ðây là
môi trường không an toàn đối với trẻ nhỏ. Ngay cả những dụng cụ chứa nước trong
gia đình như chum, vại,... không có nắp đậy cũng gây nguy cơ đuối nước cho trẻ.
Chỉ một vài phút sơ sẩy của người lớn, trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ, sông,
suối, giếng nước,... và có thể bị ngạt và chết đuối ngay sau đó. Hầu hết các
đầm nước, hồ ao chưa có rào chắn, trẻ nhỏ hiếu động, thích nghịch nước, còn
người lớn bất cẩn không giám sát, dẫn đến tai nạn đáng tiếc cho trẻ. Tai nạn
đuối nước thật sự là một vấn đề bức xúc của xã hội, gây ảnh hưởng không tốt cho
sự phát triển của trẻ em. Tuy đã được các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã
hội quan tâm nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Ðể phòng tránh và hạn
chế chết do đuối nước, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức
năng, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường nhằm xây dựng một môi
trường an toàn cho trẻ; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi
người trong xã hội. Các bậc phụ huynh cần bảo vệ con em mình bằng cách rào chắn
tại các ao hồ, làm nắp đậy giếng nước, chum vại chứa nước trong gia đình. Khi
cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển,
cha mẹ phải luôn theo dõi, để ý con cái. Một số trẻ em vùng nông thôn, miền núi
thường trốn bố mẹ đi tắm sông suối, dẫn đến nguy cơ đuối nước do không biết bơi
hoặc bơi quá xa không đủ sức quay lại.
Chính
vì thế, ngoài việc giám sát chặt chẽ con cái, bố mẹ cần dạy con em mình kỹ năng
biết bơi và xử lý các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với
nước. Trong các giờ ngoại khóa, nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như
một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục, hướng dẫn những điều cơ bản
cứu sống mình hoặc bạn khi bị đuối nước. Bên cạnh đó, mọi người trong cộng đồng
cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy
ra trường hợp đuối nước. Trẻ em đi học bằng thuyền bắt buộc phải có phao cứu
sinh hoặc có cha, mẹ đi kèm; xử lý nghiêm các phương tiện thủy chở học sinh quá
tải, trái quy định, không có phao cứu sinh, tàu, thuyền không bảo đảm an toàn.
Tại những khu vực nguy hiểm, thường xảy ra tai nạn đuối nước, các cấp chính
quyền cần thành lập đội cứu hộ và trang bị các phương tiện cần thiết để cấp cứu
kịp thời.
Được
Đảng và Nhà nước giao cho Đoàn thanh niên giáo dục, bồi dưỡng cho thế
hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em. Các tổ chức Đoàn từ huyện đến cơ sở
cần tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong dịp hè
để thu hút các em tham gia. Tổ chức các lớp huấn luyện, tập bơi và
tuyên truyền cho bố mẹ, gia đình có trẻ nhỏ những kỹ năng cần thiết
để phòng tránh đuối nước.
c. Đuối
nước do trẻ không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng
Tai nạn
đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo
an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
Có
trường hợp, trẻ không biết bơi và không có kỹ năng cứu đuối lại nhảy xuống nước
cứu bạn, dẫn đến hậu quả không những không cứu được bạn mà mình cũng bị đuối
theo. Ngay cả khi trẻ biết bơi mà không có kỹ năng cứu đuối thì cũng bị đuối
theo. Nếu muốn cứu người bị đuối nước thì bơi giỏi chưa đủ, mà quan trọng là
phải có kỹ năng cứu đuối đảm bảo an toàn cho bản thân và người được cứu.
Theo
thống kê, từ đầu năm đến nay, trong cả nước đã có hơn 200 trẻ em bị chết đuối.
Cứ thỉnh thoảng, nhiều người lại được nghe và chứng kiến hình ảnh thương tâm
của trẻ em bị chết đuối, thậm chí, có gia đình cùng lúc mất hai, ba người con.
Ðuối nước đang gia tăng trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như môi trường
không an toàn, người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ, kiến thức phòng
tránh, sơ cứu của người dân còn hạn chế, nhiều trẻ không biết bơi,... Thông
thường, gia đình là nơi trẻ em được bảo vệ tốt nhất, nhưng một thực tế là hiện
nay nhiều gia đình chưa quan tâm, quản lý và giám sát trẻ đúng mức. Ðây cũng
chính là yếu tố khiến con số tai nạn do đuối nước ngày càng tăng.
2.
Phòng chống đuối nước bằng cách nào?
Hậu
Lộc là huyện ven Biển, có nhiều ao hồ, sông nước chằng chịt. Ðây là
môi trường không an toàn đối với trẻ nhỏ. Ngay cả những dụng cụ chứa nước trong
gia đình như chum, vại,... không có nắp đậy cũng gây nguy cơ đuối nước cho trẻ.
Chỉ một vài phút sơ sẩy của người lớn, trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ, sông,
suối, giếng nước,... và có thể bị ngạt và chết đuối ngay sau đó. Hầu hết các
đầm nước, hồ ao chưa có rào chắn, trẻ nhỏ hiếu động, thích nghịch nước, còn
người lớn bất cẩn không giám sát, dẫn đến tai nạn đáng tiếc cho trẻ. Tai nạn
đuối nước thật sự là một vấn đề bức xúc của xã hội, gây ảnh hưởng không tốt cho
sự phát triển của trẻ em. Tuy đã được các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã
hội quan tâm nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Ðể phòng tránh và hạn
chế chết do đuối nước, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức
năng, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường nhằm xây dựng một môi
trường an toàn cho trẻ; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi
người trong xã hội. Các bậc phụ huynh cần bảo vệ con em mình bằng cách rào chắn
tại các ao hồ, làm nắp đậy giếng nước, chum vại chứa nước trong gia đình. Khi
cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển,
cha mẹ phải luôn theo dõi, để ý con cái. Một số trẻ em vùng nông thôn, miền núi
thường trốn bố mẹ đi tắm sông suối, dẫn đến nguy cơ đuối nước do không biết bơi
hoặc bơi quá xa không đủ sức quay lại.
Chính
vì thế, ngoài việc giám sát chặt chẽ con cái, bố mẹ cần dạy con em mình kỹ năng
biết bơi và xử lý các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với
nước. Trong các giờ ngoại khóa, nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như
một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục, hướng dẫn những điều cơ bản
cứu sống mình hoặc bạn khi bị đuối nước. Bên cạnh đó, mọi người trong cộng đồng
cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy
ra trường hợp đuối nước. Trẻ em đi học bằng thuyền bắt buộc phải có phao cứu
sinh hoặc có cha, mẹ đi kèm; xử lý nghiêm các phương tiện thủy chở học sinh quá
tải, trái quy định, không có phao cứu sinh, tàu, thuyền không bảo đảm an toàn.
Tại những khu vực nguy hiểm, thường xảy ra tai nạn đuối nước, các cấp chính
quyền cần thành lập đội cứu hộ và trang bị các phương tiện cần thiết để cấp cứu
kịp thời.
Được
Đảng và Nhà nước giao cho Đoàn thanh niên giáo dục, bồi dưỡng cho thế
hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em. Các tổ chức Đoàn từ huyện đến cơ sở
cần tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong dịp hè
để thu hút các em tham gia. Tổ chức các lớp huấn luyện, tập bơi và
tuyên truyền cho bố mẹ, gia đình có trẻ nhỏ những kỹ năng cần thiết
để phòng tránh đuối nước.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !